Tuy nhiên, căn cứ khoản 4, Điều 3, Nghị định 112/2022/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trường hợp của ông Lê Hồng Đăng thuộc về các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Khi có xác minh thông tin của cơ quan có trách nhiệm theo quy định của pháp luật, Nhà hát sẽ tiến hành xem xét xử lý theo đúng quy định hiện hành".
Trước đó, ngày 31/8, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Học Viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam - cho biết Hội đồng kỷ luật của trường nhất trí xử lý cảnh cáo giảng viên Hồ Hoài Anh với lý do: "Vi phạm quy định, nội quy, quy chế làm việc". Ngoài ra, họ cân nhắc xem xét trừ thi đua của nhạc sĩ.
Về thông tin cho rằng nhạc sĩ này vướng lùm xùm pháp lý ở Tây Ban Nha, Hội đồng kỷ luật của trường nói chờ kết quả cuối cùng từ nước bạn, sau đó sẽ xem xét, cân nhắc hình thức xử lý tiếp theo.
" alt=""/>'Vụ' diễn viên Hồng Đăng thuộc về các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luậtBộ phim hành động 60 tỷ 578: Phát đạn của kẻ điên của H’Hen Niê ra rạp hồi tháng 5 từng gây tranh cãi về chất lượng và nội dung đột ngột được nhà làm phim rút khỏi hệ thống rạp chiếu từ 1/6.
Sau hơn 3 tháng ngưng chiếu tại Việt Nam, đạo diễn Lương Đình Dũng nhận thư mời của BTC LHP quốc tế Tallinn Black Nights thông báo chọn578: Phát đạn của kẻ điên(tên tiếng Anh là578 Magnum) tranh giải thưởng chính thức trị giá 20.000 Euro. Cùng với các phim tranh giải, 578: Phát đạn của kẻ điênsẽ được trình chiếu trong khuôn khổ LHP này từ 17-25/11.
LHP Tallinn Black Nights thành lập năm 1997, được Hiệp hội các nhà sản xuất phim/ Fédération Internationale des Associations de Producteurs de Films (FIAPF) xếp vào top 14 LHP hạng A của thế giới từ năm 2014 bên cạnh Cannes, Venice, Berlin...
Bên cạnh việc tham gia LHP Tallinn Black Nights, thông tin từ nhà sản xuất cho hay 578còn tham dự LHP quốc tế khác từ tháng 11/2022-5/2023. Cùng với đó, từ cuối tháng 11 tới, phim sẽ phát hành tại 9 quốc gia ngoài Việt Nam. Theo tiết lộ của đạo diễn Lương Đình Dũng, 578 đã có kịch bản cho phần 2 và sẽ được quay trong thời gian thích hợp nhất.
Quỳnh An
iPhone 14 bán ra ở Singapore, Thái Lan, Australia dùng chung mã ZP/A. Ảnh: Thành Tô.
Theo ghi nhận của Zing, mẫu iPhone 14 bán ra tại Australia, New Zealand cũng dùng chung mã hiệu ZP/A. Năm 2021, iPhone 13 bán ra tại Malaysia, Philippine cũng là mã này.
Việc Apple dùng chung mã sản phẩm cho các quốc gia là một chính sách lạ. Tuy nhiên, việc tương tự cũng từng xảy ra. Cuối 2021, Apple phân phối tai nghe AirPods 3 và AirPods Pro mới ở Việt Nam với mã hiệu ZP/A.
Cụ thể, tai nghe không dây AirPods 3 có mã sản phẩm là MME73ZP/A. Trong khi đó, AirPods Pro với hộp đựng hỗ trợ sạc nam châm MagSafe có mã MLWK3ZP/A.
Mã sản phẩm của Apple thường gồm 9 ký tự. Trong đó, 5 ký tự đầu tiên là mã định danh (part number). 4 ký tự cuối để xác định khu vực phân phối sản phẩm. Một số mã khu vực quen thuộc như VN/A dành cho thị trường Việt Nam, CH/A cho Trung Quốc, KH/A cho Hàn Quốc, LL/A cho Mỹ, ZP/A cho Singapore, Hong Kong.
Việc dòng sản phẩm chủ lực của Táo khuyết, phân phối cho nhiều khu vực dùng chung một mã máy là dấu hiệu cho thấy Apple đang không đủ hàng hóa để cung ứng thoải mái cho toàn bộ các thị trường.
“Do năng lực sản xuất bị thiếu, hãng ưu tiên sản xuất trên một mã chung và phân phối cho nhiều nước. Mức độ ưu tiên cho lô hàng riêng của từng quốc gia được hạ xuống”, đại diện một nhà bán lẻ giấu tên nói với Zing về vấn đề nhiều thị trường chung mã sản phẩm Apple.
Ngoài ra, trang Thailand Post cho rằng đây có thể là chính sách mới của Apple, nhằm thống nhất một phiên bản cho nhiều thị trường. Trên hộp iPhone 14 mã ZP/A, Apple in đường dẫn hướng về khu vực châu Á, thay vì từng quốc gia riêng lẻ như trước.
Lưu ý với các mã iPhone 14 từ Mỹ, Hong Kong
iPhone phân bổ cho toàn thế giới được chế tạo với những tiêu chuẩn giống nhau. Tuy nhiên, một số mã máy của iPhone 14 đến từ các thị trường đặc thù, sẽ có những khác biệt quan trọng.
Cụ thể, iPhone 14 series mã LL/A từ Mỹ năm nay sẽ không hỗ trợ SIM vật lý. Do đó, người dùng chỉ có thể sử dụng eSIM trên thiết bị này. Điều này sẽ giúp tăng bảo mật, tránh lộ lọt thông tin. Tuy nhiên, nó cũng gây khó khăn khi người dùng thường xuyên di chuyển đi nước ngoài do không thể dùng các loại SIM du lịch.
![]() |
iPhone 14 có khác biệt tính năng giữa các phiên bản của một số khu vực. Ảnh: Phương Lâm. |
Trong khi đó, dòng iPhone 14 mã ZA/A cho Hong Kong, Macau hỗ trợ 2 SIM vật lý. Đây là điều Apple đã áp dụng ở nhiều thế hệ. Các thị trường còn lại sẽ sử dụng cấu hình một SIM vật lý và một eSIM. Toàn bộ iPhone 14 mã ZP/A nêu trên đều giống nhau ở điểm này.
Ngoài ra, người dùng cần lưu ý các mẫu iPhone từ Trung Quốc hay Saudi Arabia bị giới hạn tính năng liên quan đến iMessage, FaceTime
Thông thường, iPhone chính hãng tại Việt Nam dùng mã VN/A. Tuy nhiên, hiện chưa rõ sản phẩm sắp tới sẽ có mã hiệu gì. Nếu dùng chung phiên bản với các quốc gia lân cận, người dùng trong nước sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa loại hàng chính hãng và xách tay. Đồng thời, iPhone tại Việt Nam cũng có chính sách bảo hành khác biệt.
Zing đã liên hệ Apple Việt Nam để đặt câu hỏi về mã máy iPhone 14 bán chính hãng. Tuy nhiên, công ty chưa có phản hồi.
(Theo Zing)
Ngày 16/9, Apple bắt đầu mở bán iPhone 14 tại nhiều thị trường. Một số khách hàng đã nhận được iPhone đặt từ tuần trước.
" alt=""/>Khó phân biệt iPhone 14 xách tay từ Singapore, Thái Lan